Máy điều hòa không lạnh có thể là do máy quá bẩn lâu ngày không vệ sinh bảo trì máy lạnh, bụi bẩn bám dày trên lưới lọc làm cho hơi lạnh không thoát ra ngoài được. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều nguyên nhân khác khiến cho máy điều hòa không lạnh
- Lý do máy lạnh không chạy cục nóng
- Máy lạnh không vào điện do nguyên nhân gì
- Máy lạnh chạy nhưng không lạnh
NGUYÊN NHÂN MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG LẠNH
Khi máy điều hòa không lạnh, tốt nhất bạn nên liên hệ kỹ thuật viên có tay nghề đến kiễm tra để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, trong trường hợp máy điều hòa lâu ngày không được vệ sinh bảo trì thì tiến hành vệ sinh xịt rửa máy điều hòa ( có thể nhờ thợ làm hoặc bạn có thể tự làm theo hướng dẫn bên dưới cuối bài viết ). Đối với những nguyên nhân do hư hỏng linh kiện thì trường hợp có thể sửa chữa thì tiến hành sửa chữa, nếu không thì thay thế linh kiện mới – liên hệ kỹ thuật viên hoặc đơn vị uy tín để được thay thế linh kiện chính hãng
Kiểm tra nhiệt kế của điều hòa
Đó thường là thành phần trông giống như một miếng bạc nhỏ nằm gần các bộ lọc. Nếu nhiệt kế hỏng thì hệ thống có thể sẽ không nhận được thông số nhiệt độ chính xác và do đó không thể đưa ra quyết định có nên bật máy hay không.
Làm sạch các ống dẫn ga lạnh
Đôi khi ống dẫn bẩn cũng có thể gây ra tắc nghẽn cho hệ thống làm mát. Chúng ta cũng cần kiểm tra chất lượng ga lạnh (chất lỏng dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ cao hoặc nước bình thường) đầu vào. Xả ga lạnh và cố gắng vệ sinh thật sạch đường ống dẫn nếu nhận thấy điều hòa không làm việc.
Máy nén
Đối với hầu hết các trường hợp, khi máy nén hỏng cũng đồng nghĩa với việc các thành phần còn lại của điều hòa coi như “vứt sọt rác”. Bởi thế, khi điều hòa không thể làm mát thì sau khi đã kiểm tra bộ lọc bước tiếp theo là phải kiểm tra để chắc chắn rằng máy nén còn hoạt động.
Để thực hiện việc kiểm tra này, trước hết phải chắc chắn rằng bạn đã điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh xuống thấp ít nhất từ 3-5 độ C so với nhiệt độ phòng. Bởi để đảm bảo tiết kiệm năng lượng, một số loại máy điều hòa thường chỉ khởi động quá trình làm mát ở một mức độ chênh lệch nhiệt độ đáng kể so với yêu cầu của người dùng.
Đợi ít nhất một phút, vì nếu bật máy nén quá nhanh có thể gây ra hỏng hóc, đặc biệt là với các điều hòa tổng/ điều hòa trung tâm. Nếu máy nén vẫn không bật, hãy kiểm tra bằng cách cắm một bóng đèn CFL nhỏ vào lỗ có kích thước tương tự trên máy điều hòa để kiểm tra.
Khi máy nén khởi động, thường tạo ra xung đột điện nhỏ kết hợp với hệ thống điện sinh hoạt để cung cấp nhiều năng lượng hơn giúp máy nén chạy, lúc đó đèn CFL sẽ nhấp nháy. Nếu bạn nhìn thấy đèn nhấp nháy thì có nghĩa máy nén đã bật. Nếu không, bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Bộ lọc
Nói một cách đơn giản thì máy điều hòa nhiệt độ thu nhiệt lượng trong phòng kín rồi “nén” lại và mang nhiệt này thải ra ngoài trời, nhờ đó mà có thể làm cho nhiệt độ trong phòng kín lạnh xuống theo nhu cầu của người sử dụng. Đây là một lời giải thích đơn giản nhất cho một thứ phức tạp và quan trọng nhất là máy nén.
Nhưng vì nó phụ thuộc vào không khí đến từ các căn phòng “ấm áp” bạn đang cố gắng để làm mát nên hiệu suất làm việc của máy nén lại dựa vào bộ lọc. Nhiều thiết bị điều hòa không khí kiểu cửa sổ sử dụng loại bộ lọc yêu cầu người dùng phải vệ sinh thường xuyên mới có thể đảm bảo hiệu suất cao nhất. Trong một số trường hợp, một bộ lọc không khí bẩn hoặc lắp đặt không chính xác có thể gây giảm hiệu suất, sự cố hoặc thậm chí không có tác dụng làm mát. Nó cũng có thể ngăn cản và làm hỏng hóc máy nén.
Để đảm bảo sự làm việc bình thường của máy điều hòa không khí thì chu kỳ thay thế bộ lọc phải luôn được bảo đảm từ 30-60 ngày hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất của cả điều hòa không khí và bộ lọc.
Kiểm tra các cầu chì nội tuyến
Một số loại điều hòa có bộ lọc (lọc điện) và cầu chì nội tuyến trên các bộ lọc có thể tháo rời. Rút phích cắm của máy điều hòa và kiểm tra các cầu chì này. Nếu các cầu chì có vẻ không tốt thì không còn cách nào khác là phải thay thế.
TỰ TAY VỆ SINH MÁY ĐIỀU HÒA TẠI NHÀ
Nên thường xuyên vệ sinh bảo trì máy điều hòa định kỳ trong thời gian từ khoản 4-5 tháng/ lần để giúp cho máy hòa hoạt động được hiệu quả hơn và kéo dài thời gian tuổi thọ của máy điều hòa
Bước 1 – Chuẩn bị
Đầu tiên, gỡ tấm lưới lọc bụi ở phía trước máy điều hòa của bạn ra. Cần chuẩn bị một con dao và tuốc nơ vít trong trường hợp tấm lưới được gắn bằng ốc vít. Trước khi tháo máy, hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt nguồn điện, sau đó đặt máy lên một mặt phẳng chắc chắn. Nếu chiếc máy quá nặng, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của một người nữa.
Bước 2 – Làm sạch bộ lọc
Bộ lọc của máy điều hòa nhiệt độ mà đặc biệt là bộ lọc của các máy điều hòa kiểu cửa sổ là bộ phận rất dễ bị bám bẩn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên (2-3 tuần/lần). Hãy làm sạch bộ phận này bằng một miếng giẻ mềm ẩm.
Bước 3 – Rửa sạch bụi bẩn
Chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước ấm pha xà bông và thuốc tẩy. Sau đó, rửa sạch bộ lọc và tấm phên bằng hỗn hợp này để loại bỏ các chất bẩn. Khả năng làm mát của máy điều hòa sẽ giảm đi trong trường hợp bộ lọc bị tắc. Sau khi rửa, cần để khô hai bộ phận này trước khi lắp lại vào máy.
Bước 4 – Hút bụi
Bạn cần sử dụng một máy hút bụi có gắn bàn chải gắn để loại bỏ các bụi bẩn nhằm làm sạch cuộn dây làm mát, cuộn dây ngưng tụ, cánh quạt và các bộ phận bên trong khác của máy điều hòa. Hãy thực hiện công việc này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
Bước 5 – Kiểm tra các bộ phận bị cong
Hãy kiểm tra các lá tản nhiệt xem chúng có bị cong hay không. Nếu có, bạn cần mua một chiếc lược chuyên dụng trong các trung tâm thiết bị và sử dụng nó để làm thẳng các lá tản nhiệt. Thực hiện tương tự với các bộ phận bị cong khác.
Bước 6 – Lắp đặt lại máy
Sau khi hoàn thành việc làm sạch các bộ phận, hãy lắp đặt lại cái bộ phận đã bị tháo rời và cắm điện để sử dụng máy.